Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

 Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn nạn, ảnh hưởng tới môi trường và đời sống con người. Vấn đề càng đặc biệt nghiêm trọng tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Vậy đâu là nguồn phát sinh của những chất gây ô nhiễm? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay

1.  Ô nhiễm do tác động của con người

 

 

 Khói thải là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. Loại chất thải này sản sinh chủ yếu từ phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất. Việc đốt cháy các nhiên liệu như than đá, dầu,..làm sản sinh ra các chất độc hại như: CO2, SO2,… Cùng với đó là tro bụi, muội than cũng được hình thành xâm nhập vào không khí làm suy giảm chất lượng không khí. Bụi mịn được sinh ra do các hoạt động nêu trên đang trở thành yếu tố gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người. Ngoài ra khói thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm phổ biến tại các đô thị. Khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại. Nhiều trong số đó là chất gây ung thư. 

 Rác thải từ sinh hoạt và sản xuất là một nguồn gây ô nhiễm phổ biến. Trên thực tế, việc thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam còn tương đối thô sơ, chủ yếu là hình thức chôn cất. Bên cạnh đó thì hiện trạng rác thải bị vứt bừa bãi, thậm chí là ném xuống sông hồ vẫn đang diễn ra. Mùi hôi của rác thải và các chất ô nhiễm thoát ra gây ra sự khó khăn trong sinh hoạt. Hệ quả đổi lại chính là môi trường xuống cấp và sức khỏe bị hủy hoại.

 Các sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi cũng có thể đưa vào môi trường những tác nhân có hại. Hoạt động đun nấu bằng than, củi sản sinh ra tro bụi, đồng thời cũng tỏa ra mùi khó chịu.

2. Ô nhiễm do tác động của thiên tai

Hiệu ứng nhà kính khiến cho thời tiết và thiên tai diễn ra khó đoán hơn trước rất nhiều. Hệ quả của các vụ cháu rừng, bão,… cùng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng không khí khó có thể kiếm soát. Thiên tai bên cạnh thiệt hại có thể nhận thấy ngay trước mắt thì còn để lại những hậu quả lâu dài sau này.

3. Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

 

 Để giảm thiểu khói thải, chúng ta có thể làm chính là hạn chế số lượng phương tiện cá nhân và quản lý chất lượng khí thải công nghiệp. Việc sử dụng các phương tiện công cộng sẽ giúp ích rất nhiều. Ngoài ra người sử dụng cũng cần chú ý tới việc bảo dưỡng phương tiện cá nhân của mình. Các loại phương tiện hết niên hạn sử dụng có thể không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng khí thải cũng như độ an tòa khi sử dụng cần phải được loại bỏ. Khí thải từ sản xuất công nghiệp là khó có thể tránh khỏi nhưng cần phải được xử lý và kiểm soát nghiêm ngặt.

 Ý thức của người dân về vứt rác và xử lý rác đúng quy định cũng được nâng cao. Tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, giảm thiểu việc sử dụng chất thải nhựa. Đặc biệt là với chất thải nguy hiểm như vỏ chai hóa chất cần được xử lý đúng quy trình. 

 Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc không khí. Tạo ra các không gian xanh tại nơi ở, trồng thêm cây tại các khu vực công cộng là điều nên được khuyến khích.