Đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp thì hoạt động lọc không khí vô cùng quan trọng. Lọc không khí không chỉ là đảm bảo cho chất lượng sản phẩm mà còn là cả sức khỏe của nhân công làm việc tại đây. Hãy cùng ICD khám phá vai trò của lọc không khí trong một số ngành công nghiệp.
1. Sản xuất thực phẩm và đồ uống
Sản xuất thực phẩm và đồ uống luôn là một trong những ngành đòi hỏi an toàn vệ sinh nghiêm ngặt nhất.Bên cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm thì bảo vệ máy móc cũng vô cùng quan trọng khi mà các loại thiết bị này có giá thành cao, việc thay thế sẽ tốn kém rất chi phí và có thể bắt buộc phải ngừng sản xuất. Chất lượng không khí tại những nơi này cũng vì vậy mà cần phải tuân theo quy chuẩn nhất định. Ví dụ như đã loại bỏ các yếu tố ô nhiễm (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC); các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe;…).
2. Sản xuất dược phẩm, nghiên cứu và điều chế vắc-xin
Trong ngành công nghiệp dược và điều chế vắc – xin thì chất lượng không khí trong nhà (IAQ) được điều chỉnh bởi những quy định nghiêm ngặt khi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Các yếu tố có thể tiếp xúc với dược phẩm sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm. Đặc biệt đối với thuốc tiêm tĩnh mạch được chuẩn bị vô trùng (như thuốc tiêm và truyền dịch). Nếu nhiễm khuẩn xảy ra có thể gây hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ đe dọa đến tính mạng cho bệnh nhân. Đây là lý do mà các phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất dược phẩm và vắc-xin phải có hệ thống xử lý không khí phù hợp với quy định chuyên ngành. Hoạt động kiểm tra cần phải được tiến hành định kì.
3. Sản xuất linh kiện điện tử
Các linh kiện điện tử quen thuộc như camera điện thoại, chip điện thoại, bảng vi mạch,…thường được sản xuất trong phòng sạch, nơi mà chất lượng không khí được kiểm soát gắt gao. Các khí như SO2 và H2S có thể gây ra ăn mòn ở thiết bị điện tử. Những chất này sau khi thâm nhập vào trung tâm dữ liệu hoặc phòng máy chủ sẽ dẫn đến hư hỏng bề mặt đồng và hàn bạc được sử dụng trên bảng mạch máy tính. Không chỉ gây nguy hại cho sản phẩm mà bản thân dây chuyền sản xuất cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ những yếu tố này. Các chất gây ăn mòn và bụi bẩn, ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của chúng.
4. Lọc dầu
Các nhà máy lọc dầu có quy mô rất lớn và sở hữu những thiết bị tân tiến, yêu cầu hoạt động với công suất cao. Nếu tình trạng ăn mòn xảy ra, ví dụ như tại phòng điều khiển thì hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn sản xuất. Chính vì vậy mà khi hệ thống lọc không khí trong nhà của mỗi nhà máy lọc dầu đều được tính toán rất kĩ khi thiết kế nhằm đảm bảo hoạt động cường độ cao.
5. Vận tải:
Chất lượng không khí kém có thể:
- Giảm hiệu suất động cơ
- Tạo mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn
- Tăng khói thải
Đối với động cơ diesel, chất gây ô nhiễm và các hạt trong không khí như khói, bụi có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng của các thành phần động cơ. Chất lượng không khí nạp kém có thể làm giảm hiệu suất động cơ. Đồng nghĩa với việc mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn và tăng khí thải. Bên cạnh vấn đề tiết kiệm chi phí, hệ thống xử lý không khí còn giúp bảo vệ môi trường xung quanh.
ICD được biết đến với tư cách nhà phân phối độc quyền của AAF tại Việt Nam trong nhiều năm. Hãy truy cập link để tham khảo các sản phẩm tốt nhất của chúng tôi.