LỰA CHỌN LỌC KHÍ

Mỗi ứng dụng sẽ có yêu cầu khác nhau về chất lượng không khí chính vì vậy mà đòi hỏi hệ thống lọc khí phải được thiết kế và chọn lựa hợp lý. Và để có thể lựa chọn lọc khí phù hợp nhất, chúng ta sẽ cần phải lưu ý một số thông tin sau:

1. Cấp lọc

Một trong những yếu tố thường được chú ý đầu tiên khi chọn lọc khí đó là cấp lọc.

Như đã đề cập trong các bài viết trước, lọc khí có thể chia theo thàng 3 cấp lọc cơ bản bao gồm:

-Lọc sơ cấp (pre-fliter): Lọc sơ cấp G1-G4, có khả năng lọc 65% hạt bụi thô theo tiêu chuẩn EN779

  • Lọc thứ cấp (medium,fine filter): thuộc dãy M5, M6 và F7-F9, có thể lọc 40%-60% hạt bụi theo tiêu chuẩn EN1822 (với phổ bụi từ 1-10µm)
  • Lọc EPA, HEPA và ULPA: bao gồm các sản phẩm nằm trong dãy E10-E12, H13-H14 và U15-U17

Đối với nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp thì lọc sơ cấp và thứ cấp đã có thể cung cấp môi trường hoạt động đạt yêu cầu. Tuy nhiên với những ứng dụng như điều chế thuốc, phòng thí nghiệm,… thì Lọc EPA, HEPA và ULPA là cần thiết.

2. Lưu lượng gió và chênh áp

Lưu lượng gió sạch cần cho hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định chọn lọc khí. Công thức cơ bản được sử dụng để tính lưu lượng gió là:

Q=V x AC

                                                    Q: lưu lượng không khí sạch cho hệ thống (m3/h)

AC: (Air change) số lần thay đổi không khí/giờ

V: (Volume) thể tích phòng sạch

Tại mỗi lọc đều có ghi lưu lượng (công suất) lọc. Như vậy số lượng lọc cần dùng = Q/ lưu lượng lọc.

Việc chọn lọc khí với lưu lượng gió phù hợp sẽ đảm bảo hoạt động trong không gian sử dụng không khí sạch cũng chất lượng không khí.

Độ chênh áp sẽ phản ánh phần nào chất lượng của lọc khí. Sau một thời gian sử dụng, chúng ta cần kiểm tra chênh áp để xem tiến hành thay hay không. Đơn giản như chênh áp giảm đột ngột có thể là dấu hiệu của việc lọc bị thủng, rách. Thông thường, chênh áp sẽ tăng dần theo thời gian sử dụng. Khi đó bụi bẩn được giữ lại và tích tụ trên bề mặt lọc. Và đến một độ chênh áp nhất định (thường sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo) thì người dùng cần thay lọc khí mới. Vì vậy khi chọn lựa, chúng ta sẽ cần phải lưu ý về chênh áp ban đầu và chênh áp cuối. Người dùng thường tìm kiếm lọc khí với chênh áp ban đầu thấp nhất.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta sẽ cần phải cân nhắc nhiều hơn mối quan hệ giữa nhiều yếu tố. Bao gồm giữa chênh áp, lưu lượng gió, độ dày media, tuổi thọ sản phẩm,…

4. Cấu tạo của lọc khí:

Để phục vụ cho những ứng dụng đa dạng, lọc khí được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như dạng hộp (box), dạng miếng (pad) hay cuộc (roll),… Chính điều này sẽ giúp cho người dùng có thể xem xét và lựa chọn loại sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống xử lý không khí.

Ngoài ra header, gioăng (không phải loại lọc khí nào cũng có) cũng cần được chú ý. Đây chính những chi tiết nhỏ này lại ảnh hưởng đế hoạt động lọc. Việc cố định lọc hay ngăn khí chưa lọt khí chưa xử lý,…đều phụ thuộc vào chất lượng của các bộ phận này.

Sự đa dạng của lọc khí còn được thể hiện ở chỗ chất liệu media hay chất liệu khung. Đối với nhiều sản phẩm, bạn sẽ có thể lựa chọn chất liệu mà mình mong muốn vì vậy mà việc cân nhắc về tính chất, ưu nhược điểm của các loại vật liệu.

Công ty ICD với tư cách nhà phân phối độc quyền của AAF tại Việt Nam. Quý khách hàng vui lòng truy cập link để xem chi tiết các thông tin sản phẩm.